Skip to content

Bầu chọn một “người chống giáo hoàng”?

28/02/2013

* Vậy là đã phần nào đã rõ nghĩa trong Tiên tri Malachi O’Margair và Huyền Khải Fatima, có đoạn viết: “Những Lời tiên tri của Thánh Malachy” xuất bản bởi Thomas A. Nelson, một nhà sách xuất bản Công giáo thì bản nguyên thuỷ của Thánh Malachy chỉ có 111 Đức Giáo Hoàng, chứ không phải là 112 như trong bản màu nâu xuất bản sau này. Trong khoảng giữa ấn bản thứ nhất và ấn bản sau này thì vị Giáo hoàng 112 là Phêrô Thành Rôma được thêm vào trong lời tiên tri của Thánh Malachy.”.

Trong lời Khải Huyền Fatima thứ ba có đoạn: “Theo nhiều tài liệu tiết lộ thì lời tiên tri thứ ba còn bao gồm những chi tiết kinh hoàng như Satan mưu đồ lên đứng đầu Giáo hội, đặt người chỉ huy dũng mãnh cầm quân gây chiến, sản xuất vũ khí giết người hàng loạt, tạo tranh chấp nội bộ khiến hồng y, giám mục chống đối lẫn nhau.” Và: “Theo nhà báo Del Rio, sau khi phỏng vấn Giáo hoàng John Paul II, Ngài chỉ nói nội dung bản tiên tri rất đáng chú ý, nói tới cả triệu triệu người chết bất ngờ từ phút giây này tới phút giây khác.

Vấn đề phát sinh khi Giáo hoàng thoái vị

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2013/02/130228_two_popes.shtml

Michael Walsh (Sử gia về Giáo hoàng)

Việc Giáo hoàng thoái vị có thể gây chia rẽ trong giới lãnh đạo Giáo hội

Đức Giáo hoàng từ chức bởi cảm thấy không còn đáp ứng được gì mà vị trí này đòi hỏi Ngài.

Đây là chuyện chưa từng xảy ra trong suốt 600 năm qua.

Hồi năm 1294, tu sỹ ẩn dật Pietro da Morrone, người trở thành Giáo hoàng với danh hiệu Celestine V bởi các vị hồng y đã không thể đồng ý chọn một ai khác, cũng đã trải qua cảm giác tương tự chỉ sáu tháng sau khi nhậm chức, và đã bỏ cuộc.

Ngài muốn trở lại cuộc sống ẩn dật trước đó, nhưng Boniface VIII, người kế vị Ngài, thì cho rằng nên giữ Ngài trong một tòa lâu đài trong suốt phần đời còn lại thì hơn, bởi vị tân giáo hoàng đó e rằng Ngài có thể trở thành một điểm thu hút những người bất mãn.

Và kết quả là không hề thiếu những bất mãn trong thời trị vì của Giáo hoàng Boniface.

Một trong những tranh cãi mà nhiều kẻ thù của Boniface đưa ra là bởi các giáo hoàng không thể thoái vị nên Ngài không phải là người kế vị hợp pháp của Thánh Peter.

Bầu chọn một “người chống giáo hoàng”?

Đó là điều đã diễn ra từ rất lâu về trước, nhưng các tranh luận tương tự nay đang bắt đầu xuất hiện trở lại.

Hai nhà thần học uy tín người Ý đã kêu gọi Đức Giáo hoàng Benedict XVI rút lại quyết định thoái vị; một người lập luận rằng Ngài không được từ chức, còn một người nói Ngài không thể từ chức.

Theo Enrico Maria Radaelli, người đưa ra lập luận thứ hai, thì việc các hồng y tiến hành bầu người thay thế cũng chính là việc bầu chọn một người chống lại giáo hoàng, bầu ra một kẻ mạo danh vào chiếc ghế của Thánh Peter.

Có những người trong Giáo hội muốn khai thác các khía cạnh không rõ ràng này, khi mà vị tân giáo hoàng sẽ phải lựa chọn một con đường rất khác so với người tiền nhiệm, chẳng hạn như trong vấn đề vai trò của phụ nữ trong Giáo hội, hay trong chủ đề ít gây tranh cãi hơn là việc thúc đẩy áp dụng nghi lễ Latin truyền thống.

Với thế giới bên ngoài Giáo hội, thì một nhóm ly khai có tên Hội Thánh Pius X từ lâu nay đã ngấp nghé tuyên bố một “sede vacante”, tuyên bố rằng Giáo hoàng không phải là người kế vị hợp pháp của Thánh Peter, bởi Ngài đã chấp nhận lời rao giảng của Hội đồng Vatican thứ hai hồi đầu thập niên 1960, trong lúc nhóm này thì không.

Benedict XVI đã rất nỗ lực nhằm kéo họ trở lại với Giáo hội Thiên chúa, những nỗ lực hết sức mạnh mẽ theo đánh giá của một số người, nhưng cuối cùng đã thất bại.

Các cuộc đàm phán thất bại, không lâu trước khi Benedict tuyên bố từ chức, và có thể nó đã góp phần làm Ngài càng cảm thấy mệt mỏi.

Hội Thánh Pius X vẫn là một giáo hội riêng rẽ, thu hút các tín đồ Công giáo bất mãn, nhưng vẫn là một nhánh trong Ki-tô giáo.

Vị thế Giáo hoàng

Tổng giám mục Georg Gaenswein hiện đang là thư ký riêng của Giáo hoàng Benedict XVI

Vatican và bản thân Benedict đã có những quyết định khiến vấn đề trở nên phức tạp một cách không cần thiết.

Một bài học (rất) ngắn về giáo lý Công giáo ở đây là điều cần thiết: thứ hạng của thầy phó tế, linh mục hay giám mục được coi như bí tích, ngang với lễ rửa tội hay lễ kết hôn. Một giám mục có thể từ chức, một tu sỹ cũng vậy, nhưng về mặt lý thuyết thì Giáo hội nói rằng người đó vẫn là giám mục hay tu sỹ.

Nhưng là giáo hoàng thì lại là một vị trí nhiệm sở chứ không phải vị thế được ban phép qua bí tích.

Giáo hoàng trở thành giáo hoàng bởi ngài là giám mục của thành Rome. Giáo hoàng có thể thôi làm giám mục thành Rome (mọi giám mục được trông đợi là sẽ đệ đơn từ chức ở tuổi 75) và do vậy có thể thôi làm giáo hoàng.

Không có vấn đề gì ở đây cả.

Nhiều người trông chờ rằng Cha Ratzinger sẽ trở lại thành Đức Hồng y Ratzinger, giống như những gì đã diễn ra đối với hai giáo hoàng cạnh tranh nhau hồi 1415.

Thay vì có giải pháp hợp lý đó, thì người ta lại tuyên bố rằng ngài sẽ là “Giáo hoàng danh dự”, mặc đồ trắng và được tôn xưng “Đức Thánh cha”, khiến tình thế trở nên bối rối và ngài trên thực tế sẽ có vị trí tương đương, giống như là một vị giáo hoàng bên cạnh vị giáo hoàng mới vậy.

Rắc rối

Càng thêm rối ren ở đây bởi Benedict sẽ giữ lại thư ký riêng của mình là Tổng giám mục Georg Gaenswein.

Nhưng Tổng giám mục Gaenswein hiện cũng đang đứng đầu văn phòng giáo hoàng và do vậy là người coi sóc mọi việc cho giáo hoàng, tuy nhiều khả năng là vị giáo hoàng mới sẽ bổ nhiệm người mới. Benedict sẽ tiếp tục sống tại Vatican.

Vị tân giáo hoàng có thể sẽ cảm nhận được sự bất tiện từ việc này, cảm thấy phải tham vấn Benedict, đặc biệt là trong các vấn đề Benedict đã tự quyết, như việc tạo ra “Ordinariat” để chẳng hạn như đón nhận những người theo Anh giáo quay trở lại với Giáo hội Rome, hoặc việc tái áp dụng nghi lễ Latin vào nghi lễ Công giáo, gây nhiều tranh cãi.

Benedict đã tỏ ý sẽ sống một cuộc đời ẩn dật. Ngài luôn vui với sách vở (và mèo) hơn là với người, cho nên sẽ không cảm thấy nặng nề gì.

Ngài dự định sẽ viết lách. Khi đã trở thành Giáo hoàng, Ngài luôn nói rằng các bài luận về thần học của Ngài được viết dưới ngòi bút của Joseph Ratzinger chứ không phải của Benedict XVI, dẫu cho điều đó cũng không giúp làm tăng doanh số bán sách.

Và có lẽ không phải là điểu thực tế cho lắm nếu tìm một nơi ở bên ngoài Vatican.

Nếu Benedict rời bỏ sự bảo bọc an ninh của Vatican City và trở lại nơi chẳng hạn như Regensburg mà Ngài vốn yêu mến hay không, thì sẽ có những người muốn kiện Ngài về việc đã không xử lý thỏa đáng các vụ tu sỹ lạm dụng tình dục xảy ra từ trước khi Ngài lên trị vì, trong lúc một số người khác có thể lại muốn biến tư dinh của Ngài thành một đền thờ, một nơi tụ tập để thể hiện sự bất bình đối với tân giáo hoàng.

Nhưng đang có những câu hỏi về tính hợp pháp của danh hiệu Giáo hoàng danh dự. Nó khiến Ngài có thể bị cáo buộc là ham danh vọng, trong lúc từ trước tới nay Ngài vẫn luôn được ca tụng là người khiêm nhường.

One Comment
  1. thientrungnhan permalink

    * Trong lời tiên tri của Linh Mục Malachy O’Morgan, vị Giáo Hoàng cuối cùng sẽ là:
    “10. Đức Giáo Hoàng thứ 112 cuối cùng, biệt hiệu trong lời tiên tri Thánh Malachy “Phêrô người Rôma”. Lời tiên tri viết về vị Giáo hoàng thứ 112 này: “trong thời kỳ bách hại sau cùng của Giáo hội La mã, Phêrô thành Rôma sẽ lên ngôi, người sẽ chăn dắt đoàn chiên giữa những cơn bách hại; sau khi một thành phố trên 7 đồi (Rôma) bị phá huỷ và một vị Quan Án kinh hoàng sẽ xét sử muôn dân”.
    Nếu Giáo Hoàng mới lần này là người Ý thì đúng là chúng ta đang sống trong thời kỳ cuối của cực bĩ vận.

    http://www.thanhnien.com.vn/pages/20130303/ca-cuoc-ve-giao-hoang-moi.aspx

    Cá cược về giáo hoàng mới
    04/03/2013 3:10
    Trong lúc Vatican đang tất bật chuẩn bị cho mật nghị Hồng y bầu giáo hoàng mới thì những người mê trò may rủi trên thế giới cũng bận rộn đặt cược về người kế nhiệm Giáo hoàng Benedict XVI. “Đây là cuộc cá cược không liên quan đến thể thao lớn nhất trong năm nay của chúng tôi. Tiền cược lên tới 450.000 USD và sẽ còn tăng khi mật nghị Hồng y đang tới gần”, CNN dẫn lời đại diện nhà cái Paddy Power là bà Claire Davies cho hay.

    Với tỷ lệ đặt 1 ăn 2, Tổng giám mục Milan của Ý là Hồng y Angelo Scola đang được các tay cá cược xem là nhiều triển vọng trở thành giáo hoàng mới nhất. Ai mong chờ một giáo hoàng châu Phi đầu tiên cũng sẽ vui mừng khi Hồng y người Ghana Peter Turkson xếp thứ 2, trên cả đương kim Quốc vụ khanh Vatican Tarcisio Bertone, người Ý. Theo CNN, về lý thuyết, mọi tín hữu Công giáo trên thế giới đều có thể được bầu làm giáo hoàng. Do đó, trong danh sách cá cược có cả tên… Silvio Berlusconi, cựu Thủ tướng nhiều tai tiếng của Ý, với tỷ lệ đặt 1 ăn 25.000.

Leave a comment